Được cung cấp bởi Edmicro

Chú giải

Chọn một trong những từ khóa ở bên trái…

BÀI 6. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC - TỪ THẾ KỈ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 938B. Bài giảng

Thời gian đọc: ~10 min

Bài giảng có sử dụng: video Sự vận động cuả nước biển và địa dương sóng- thủy triều- dòng biển

(Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=4mwWlTppYLo)

1. Tìm hiểu chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc

a. Bộ máy cai trị

Hình 1. Sơ đồ tổ chức chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng

  • Lãnh thổ nước ta được chia thành các châu, quận, dưới là các huyện và cuối cùng là làng, xã. Quan đứng đầu từ cấp huyện trở lên là người Hán, đứng đầu làng, xã là người Việt.
  • Chính quyền phong kiến phương Bắc cũng tăng cường bộ máy cai trị ở các trị sở châu, quận, áp dụng luật pháp hà khắc và đàn áp các cuộc khởi nghĩa để bảo vệ chính quyền đô hộ.

b. Chính sách kinh tế

  • Chiếm đoạt ruộng đất, lập trai trại; biến nông dân mất ruộng thành nông nô và nô tỳ làm việc trong các trang trại;
  • Bắt nhân dân phải cống nạp nhiều sản vật quý, quả ngon vật lạ, súc vật quý hiếm (long nhãn, vải, dừa, chuối; ngọc trai, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, ...)
  • Thu thuế cao đối với các hộ làm nông nghiệp, đánh cá, làm muối, mò ngọc,...
  • Độc quyền mua bán muối, sắt, rượu.

c. Chính sách văn hoá

  • Cưỡng bức nhân dân ta theo văn hoá Hán; Áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta tuân theo lễ giáo phong kiến Hán;
  • Đưa người Hán sang sinh cơ, lập nghiệp trên đất nước ta;
  • Mở trường học dạy chữ Hán, đào tạo người thừa hành, tuyên truyền ý thức phong kiến Hán đến các tầng lớp khác

2. Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

  • Đến thế kỉ X, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ, cải cách của Khúc Hạo và kháng chiến của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã đặt nền tảng cho nền tự chủ lâu dài của đất nước.
flexilearn